Đức Phật Và Nàng

Đức Phật Và Nàng – Chương 91



Mặt trời xuống núi, tơ liễu lơ thơ trong gió, mềm mại như nhung lụa trong nắng chiều vàng ươm, rũ trên vai khách bộ hành, làm
nảy sinh những cảm xúc êm ái thầm vào tận tim gan. Hoàng hôn mùa xuân
đến êm đềm, được cùng người yêu sống trong thế giới của hai người, mê
mải nhìn nhau cười, ngọt ngào xiết bao! Lồng ngực chật hẹp dường như
chứa không nổi hạnh phúc dạt dào, từng giọt căng tràn, thấm vào thanh
quản, làm rung lên những thanh âm của bài tình ca. Chàng nhìn tôi đắm
đuối, tôi chợt nhìn ra, mình đang ngâm ca khúc “Trên đỉnh núi phía
Đông”.

Tôi cười thật tươi nhìn chàng, cất cao giọng hát, tôi muốn chia sẻ
hạnh phúc của tôi với mọi người. Mong sao, mọi đôi tình nhân trên đời
này sẽ được nên duyên chồng vợ.

Bỗng nhiên có tiếng chửi rủa và đấm đá từ đầu phố vẳng lại. Chúng tôi nhìn nhau, rồi vội vàng bước đến, mười mấy người dân địa phương bắt
giữ hai nhà sư và không ngừng la hét đòi đưa họ đến nha môn. – Nhà sư mà dám bao kỹ nữ, không sợ bị trời đánh à? Thật không coi vương pháp ra
gì!

Những người dân địa phương hô hoán, sỉ vả với nỗi bức xúc dâng cao.

– Bọn ta bao kỹ nữ thì đã sao? Quốc sư Kumarajiva không những có vợ
chính, còn rước mười ca kỹ trong cung về làm vợ lẽ. Ban ngày bái Phật,
ban đêm vui vầy với đám phụ nữ, nghe nói thê thiếp của ngài có người đã
mang bầu nữa kìa. Bọn ta thỉnh thoảng bao kỹ nữ, không thể nói là phạm
pháp được. Còn ngài thì sao?

Nhà sư trẻ tuổi bị trói giật hai cánh tay ra phía sao lên tiếng biện
bạch với vẻ bất mãn cao độ. Cách trang phục và nói năng của họ cho thấy
họ chỉ là những tăng sĩ vị trí thấp kém trong chùa, chắc hẳn chưa bao
giờ gặp Rajiva.

Dân chúng địa phương nổi giận, có người quát lớn:

– Đồ sư hổ mang, còn dám xảo biện. Hãy giải bọn chúng đến cho Bệ hạ xử lý.

Người đó vừa dứt lời đã nhận được những tiếng hô hào ủng hộ.

Rajiva tái xám mặt mày, định bước đến nói điều gì đó, nhưng tôi kịp giữ chàng lại, khẽ thì thào vào tai chàng:

– Trong tình huống này, chàng có xuất đầu lộ diện cũng chẳng giải
quyết được vấn đề gì, hãy về cung trước, em sẽ có cách. Chàng nhìn tôi
hồi lâu, lại nhìn hai nhà sư vẫn không ngừng gào thét rằng mình vô tội
kia, gật đầu, nặng nhọc cất bước, cùng tôi trở về nơi ở.

Tôi lôi ra một bọc đồ, đặt trước mặt chàng, chàng mở xem và tròn xoe mắt:

– Kim khâu ư? Tôi gật đầu: – Vâng nhưng không phải kim khâu thông thường.

Chàng đeo kính lão, dùng đầu ngón tay nhón một chiếc lên, đưa sát ngọn nến, nhìn thật kỹ:

– Đúng là không giống chiếc kim khâu thông thường, vì không thấy có lỗ kim.

Tôi nhặt một chiếc lên, bỏ vào miệng nhai. Rajiva thất kinh, mặt mũi
biến sắc, giữ chặt má tôi, ép tôi nhả kim ra. Tôi bật cười ha hả, nhón
một thanh khác, đưa lên miệng chàng:

– Chàng ăn thử đi, khá ngon đấy!

Chàng cúi nhìn chiếc kim trên tay tôi, thận trọng lè lười ra cuốn
lấy, rồi chậm rãi nhâm nhi, thẩm định, ngay lập tức chàng ngẩng lên hỏi
tôi:

– Là kẹo ư?

– Vâng.

Đây là những thanh sô cô la hình kim khâu mà đầu bếp trong nhà ăn của trung tâm nghiên cứu đã phải mất một ngày trời kì công mới làm ra được. May sao tôi đến đây là vào mùa đông, và bây giờ dù đã sang xuân nhưng
thời tiết vẫn còn mát mẻ, nên sô cô la không bị tan chảy mà vẫn giữ được nguyên trạng.

Tôi nghiêm nghị nói với chàng:

– Rajiva, kết hôn là điểm tối nhất trong cuộc đời chàng. Huống hồ giờ đây chàng còn có thêm tì thiếp. Người đời không biết câu chuyện tình
yêu bốn mươi năm của chúng ta, cũng không ai hay những cung nữ được đưa
đến đây hầu hết đều đã trở về bên gia đình. Các tăng nhân trẻ tuổi, nông nổi sẽ học theo chàng, sẽ dùng câu chuyện về chàng để viện cớ cho hành
vi đồi bại của mình. Nếu cứ tiếp tục như thế này, danh tiếng của chàng
sẽ bị tổn hại. Bởi vậy chàng phải chứng minh cho mọi người thấy chàng có thần lực và không ai ngoài chàng được phép kết hôn.

Chàng nhìn chiếc kim sô cô la trước mặt, rồi ngẩng lên hỏi tôi:

– Điều này phải chăng cũng có trong những ghi chép về ta? Nàng đã đọc tài liệu đó, nên mới chuẩn bị chu toàn thế này?

Tôi mỉm cười gật đầu, chàng vẫn thông thái như ngày nào. Tôi đọc cho
chàng nghe những ghi chép trong sách “Tần thư”: “Nhiều nhà sư muốn học
theo Kumarajiva. Ngài mang đến một bát đầy kim khâu và nói với chúng
tăng rằng: Ai có thể nuốt kim được như ta thì được phép cưới vợ. Kế đó,
ngài ăn hết bát kim như ăn cơm. Chúng tăng nể phục và hối hận, từ đó
không ai dám học đòi kết hôn như ngài nữa”.

Tôi kéo chàng đến bên giường, dịu dàng nói:

– Rajiva, ngày mai Diêu Hưng sẽ hỏi chàng xem nên xử trí hai nhà sư kia thế nào. Chàng phải diễn vở kịch nuốt kim này.

Chàng im lặng không đáp, hẳn là chàng cảm thấy muôn phần hổ thẹn. Tôi sốt ruột:

– Rajiva, hãy nghĩ đến sứ mệnh của chàng. Chàng phải dịch
thuật kinh Phật, phải dẫn dắt ba nghìn đệ tử, vì vậy, chàng nhất định
phải giữ vững sự tôn nghiêm, chàng hiểu chứ?

Chàng ngẩng lên, nhìn gói sô cô la thêm một lần nữa, rồi mới gật đầu một cách khó nhọc.

Chương
91: Năm tháng huy hoàng

Sự
kiện Rajiva nuốt kim khiến dân chúng thành Trường An sửng sốt, vui mừng và hoàn
toàn tâm phục khẩu phục, danh tiếng của Rajiva được bảo toàn. Chàng khẩn cầu
vua Diêu Hưng trả tự do cho hai nhà sư trẻ kia. Họ lấy làm hổ thẹn muôn phần,
trước khi ra về họ thề rằng: Từ nay nguyện một lòng kính Phật, không tơ tưởng
chuyện gió trăng trần tục nữa.

Trung
tuần tháng tư, chúng tôi chuẩn bị khởi hành về chùa Thảo Đường. Trước lúc lên
đường, tôi đến chào từ biệt gia đình Mộ Dung Siêu, nhưng vừa tới nơi, tôi
bàng hoàng khi thấy căn nhà lá vốn dĩ cũ nát của họ bị giật đổ tơi bời. Sinh
Đình và Hô Diên Tĩnh đang kêu khóc thảm thiết, Mộ Dung Siêu máu chảy khắp
người, trừng mắt căm hờn trước cảnh đổ nát tan tành, nắm chặt nắm đấm, tưởng
như có thể ép ra nước.

Tôi
thất kinh, vội hỏi rõ nguyên nhân. Thì ra do Hách Liên Bột Bột gây nên. Sau khi
tỉnh lại, hắn cho người đi lùng soát khắp nơi, cuối cùng tìm được Mộ Dung Siêu.
Hách Liên Bột Bột cho rằng chính Mộ Dung Siêu đã khiến hắn bất thình tỉnh một
ngày một đêm, nên dẫn theo người hầu, vây đánh Mộ Dung Siêu một trận tàn bạo,
hắn còn phá nhà bọn họ, đập nát đồ đạc trong nhà.

Mộ
Dung Siêu bị đánh bầm tím mặt mày, tôi nhìn mà xót xa. Tôi coi cậu ta như con
trai mình, nên không cầm lòng nổi khi cậu ta bị kẻ khác ức hiếp. Hơn nữa, mối
hiềm khích giữa Mộ Dung Siêu và Hách Liên Bột Bột là do tôi mà ra. Nếu để gia
đình Mộ Dung Siêu tiếp tục ở lại Trường An, không biết tên ác bá khát máu Hách
Liên Bột Bột sẽ còn sử dụng thủ đoạn đê tiện gì để trả thù họ nữa.

Thế
nên, trong đoàn người trở về chùa Thảo Đường cùng chúng tôi, ngoài các đệ tử
Rajiva mới thu nhận, ba cô cung nữ, còn có thêm gia đình Mộ Dung Siêu. Họ chỉ
có thể được yên ổn dưới sự bảo vệ của chúng tôi. Đoàn chúng tôi hăm hở tiến
thẳng về phía vườn Tiêu Dao, đội ngũ đông đảo, nên mất một ngày trời mới về tới
chùa.

Sau
khi trở về, Rajiva bận rộn tối tăm mặt mũi với công việc tổ chức dịch thuật.
Chàng đã để thất thoát không ít kinh văn tiếng Phạn sau khi tới Trung Nguyên.
Vào thời đại này, hầu hết kinh văn tiếng Phạn đều không có bản chép tay, mà
được khẩu truyền từ thầy sang trò khi các bậc sư phụ giảng kinh cho đệ tử nghe,
sau đó thì phải nhờ vào trí nhớ của các đệ tử nhà chùa. Tuy Rajiva có một trí
nhớ siêu phàm, nhưng chàng không thể thuộc hết mọi kinh văn. May mà còn có sự giúp đỡ của Buddhayassa.

Rajiva
với chiếc kính lão, lao tâm khổ tứ, đăm chiêu bên bàn làm việc, dưới ánh nến
lấp lánh. Một cuốn kinh văn tiếng Phạn mở ra trước mặt. Chàng đọc đi đọc lại
nhiều lần, rồi chép lại lời dịch sang tiếng Hán vào một cuốn tập mới, liên tục
các thao tác khoanh tròn, chấm, gạch, sửa chữa. Ngày nào sau khi ở chùa về
chàng cũng bận rộn, miệt mài như vậy. Tôi cố gắng chăm sóc chàng thật chu đáo,
công việc trong nhà một mình tôi cáng đáng, để chàng được chuyên tâm dịch
thuật.

Chàng
nghiên cứu và dịch bộ “Kinh kim cương” trong vòng nửa tháng. Tôi từng
đọc nên biết rằng, dù chỉ vỏn vẹn năm nghìn chữ, nhưng cuốn kinh này vô
cùng khó hiểu, bởi vậy chàng đã rất vất vả khi dịch. Tôi không dám giúp chàng,
phần vì tôi không thuộc hết cuốn kinh, phần cũng vì tôi biết, chàng không muốn
tôi tiết lộ nội dung những kinh văn mà người đời sau đọc được, vì như thế, công
sức chàng bỏ ra đâu còn ý nghĩa gì nữa.

Thế
nên, khi chàng đăm chiêu suy nghĩ, gạch xóa, chỉnh sửa liên tục bản dịch của
mình, tôi đã không lên tiếng, dù chỉ một lời, chỉ lặng lẽ ngồi bên, rót nước
pha trà, phục vụ chàng. Nửa tháng sau, chàng đặt vào tay tôi một cuốn tập, cười
rạng rỡ:


Ngải Tình, ta dịch xong rồi. Đây là món quà Rajiva dành tặng vợ, nàng là người
đầu tiên được đọc nó.

Tôi
đón lấy bản thảo còn tươi màu mực và nồng đượm hơi ấm của cơ thể chàng. Tôi mỉm
cười lật trang đầu tiên, nhẩm đọc từng chữ, rồi trang tiếp theo, tiếp theo nữa,
càng đọc càng băn khoăn, khó hiểu. Chàng nghiêng đầu qua hỏi:


Thế nào?

Tôi
ngẩng đầu lên nhìn chàng, buồn rầu:

– Rajiva, đây không phải “Kinh kim cương” mà em được đọc.

Chàng
ngạc nhiên:


Không phải ư?

Tôi
suy nghĩ xem nên giải thích với chàng thế nào cho hợp lý:


Có chỗ giống, có chỗ không giống. Em có cảm giác, bản dịch này của chàng khó
hiểu hơn, trúc trắc hơn.

Tôi
do dự một lát, rồi quyết định thẳng thắn bày tỏ quan điểm:


Rajiva, bản dịch này, em đọc không hiểu.

Chàng
bị bất ngờ và hơi thất vọng. Tôi vội vàng an ủi: – “Kinh kim cương” vốn rất thâm thúy, khó nắm bắt. Em không phải tín đồ Phật giáo nên không
hiểu cũng phải thôi.

Chàng
trầm ngâm giây lát, vẻ mặt nghiêm nghị:


“Kinh kim cương thuyết giảng về sự “trống rỗng, không
thực”, không thể thuyết lý, không thể nói thành lời, không thể diễn đạt
bằng ngôn từ. Bởi vì nội dung của kinh văn này rất thâm thúy, sâu xa, huyền bí,
nên khi dịch sang tiếng Hán ta đã rất khổ công, mong sao có thể truyền tải được
trọn vẹn hàm ý sâu xa của nó.

Truyền
tải trọn vẹn ư? Vậy tức là chàng quá ư bám sát và trung thành với nguyên tác?
Nhưng theo tôi được biết thì đó không phải phong cách dịch thuật của chàng.
Rajiva nổi tiếng với cách dịch nghiêng về ý tứ hơn là chữ nghĩa kia mà.


Rajiva, chàng muốn ai sẽ là người đọc cuốn kinh này?

Tôi
trả lại bản dịch cho chàng:


Là những vị cao tăng từng được đào tạo một cách có hệ thống các giáo lý Phật
pháp, là các văn nhân, trí sĩ có trình độ giáo dục cao, hay là các cư sĩ tu tại
gia chỉ biết chút ít chữ nghĩa, hoặc thậm chí là quần chúng nhân dân phần
nhiều một chữ cũng không biết?

Chàng
giật mình kinh ngạc, cúi nhìn bản dịch trên tay, lật mở từng trang đọc lại một
cách gấp gáp, sau đó bỗng nhiên ngửa đầu cười vang: – Ta hiểu rồi!

Chàng
nắm chặt tay tôi, xúc động nói:


Ngải Tình, ở thời đại này hiếm có người mà tầm vóc trí tuệ và khả năng lĩnh hội
cao như nàng. Nhưng nếu ngay cả nàng đọc bản dịch này cũng không hiểu, thì thử
hỏi, bao nhiêu đệ tử nhà Phật có thể hiểu được?

Chàng
đặt cuốn tập lên bàn, chắp tay sau lưng, bước đi trong phòng, ngọn nến đung
đưa, chiếu rọi bóng chàng trầm ngâm, suy tư:


Ta dịch kinh là để cho ai đọc?

Chàng
đến bên cửa sổ, dõi nhìn những bóng thông cao vút dưới ánh trăng sáng vằng vặc:


Những bản dịch trước kia rất trúc trắc, khó hiểu, ảnh hưởng không nhỏ đến việc
truyền bá giáo lý Phật pháp ở Trung Nguyên. Nếu muốn phổ cập
rộng rãi những kinh văn này, không thể chỉ dựa vào giới quý tộc, hoàng thân
quốc thích mà phải coi trọng đối tượng quần chúng. Nhưng số người biết chữ
trong nhóm đối tượng này không nhiều, vậy phải làm sao để họ lĩnh hội được ý
nghĩa sâu xa, lớn lao của giáo lý Phật pháp? Chàng tiếp tục suy tư, tiếp tục
phân tích:


Ngải Tình, câu nói của nàng đã thức tỉnh ta. Trước khi đặt bút dịch thuật, cần
suy xét rất nhiều vấn đề. Kinh văn Phật pháp nhiều không kể xiết, rốt cuộc, ta
nên chọn dịch những cuốn nào? Khi bắt tay vào việc dịch thuật, ta nên chú trọng
đến cách diễn đạt hay đảm bảo sự trọn vẹn của nguyên tác

Chàng
ngẩng đầu, trầm ngâm. Tôi lẳng lặng đến bên chàng, lồng tay vào tay chàng, tựa
vai vào vai chàng. Lát sau, chàng cúi xuống nhìn tôi, mỉm cười rạng rỡ, mắt
sáng lấp lánh:


Ta quyết định tập trung chuyển dịch những bộ kinh điển của phái Không
tông – Đại Thừa. Tuy ta thông hiểu cả giáo lý Tiểu Thừa và Đại Thừa, nhưng lý
tưởng của ta nghiêng nhiều hơn về giáo lý Đại Thừa, vả lại giáo lý này cũng phù
hợp với đất Hán hơn. Vậy mà ở Trung Nguyên chưa từng có ai chuyển dịch kinh văn
của các vụ thủy tổ phái Không Tông là Long Thụ và Đề Bà. “Trung
luận”, “Thập nhị môn luận” và “Bách luận” đều là những
tác phẩm chứa đựng tinh hoa của giáo lý Không tông. Ta sẽ lần lượt chuyển dịch
những cuốn kinh văn đó.

Tôi
gật đầu, tư liệu Phật giáo mà tôi đọc được viết rằng: vào khoảng thế kỷ thứ
hai, thứ ba sau Công nguyên, hai anh em Long Thụ và Đề Bà, người Ấn Độ đã chấp
bút viết “Trung luận”, “Thập nhị môn luận” và “Bách
luận” (người đời thường gọi là “Tam luận”) dựa trên tư tưởng của “Bát Nhã”, sáng lập ra giáo phái Không tông, là giáo phái
Đại Thừa đầu tiên trong lịch sử Phật giáo. Trước Rajiva, đã từng có người
chuyển dịch các tác phẩm của Long Thụ và Đề Bà. Rajiva là người đầu tiên chuyển
dịch sang tiếng Hán một cách đầy đủ, trọn vẹn những văn quan trọng của hai vị
đại sư này. Cuốn “Tam luận” mà Rajiva chuyển dịch trở thành kinh văn
kinh điển của phải Tam luận tông. – Khi dịch có thể lược bỏ những phần phức
tạp, khó hiểu, không nên lệ thuộc hoàn toàn vào nguyên tác, chỉ cần biểu đạt
được ý nghĩa căn bản là được.

Chàng
quay lại nhìn tôi, mỉm cười và gật đầu, khuôn mặt thông tuệ của chàng trở nên
hân hoan, rạng rỡ:

– Dân thường khó mà lĩnh hội được những giáo lý uyên thâm của kinh văn Tam
luận, vì vậy ta sẽ dành thời gian để dịch cho họ những cuốn kinh văn dễ hiểu,
để chỉ cần nghe giảng một lần, là có thể nắm bắt được ý nghĩa của kinh văn đó.
Mọi chúng sinh đều nghe và đều hiểu được, thì Phật pháp mới có thể phát triển
rộng rãi.

Tôi
lấy làm cảm phục. Có lẽ chỉ có chàng mới thấu suốt chân lý này. Thế nên,
phương pháp dịch thuật kinh Phật của chàng nhấn mạnh dịch ý là chính, những đoạn uyên thâm khó hiểu, chàng đều lược bỏ hoặc rút ngắn lại. Chính
điều này đã khiến không ít học giả Phật học, thậm chí là các đệ tử của chàng
cũng hoài nghi rằng, vì chàng là người Khâu Tử, nên không tinh thông Hán văn,
không giỏi tiếng Hán một cách toàn diện, sâu sắc. Lẽ nào, do trình độ tiếng Hán
có hạn, nên chàng chỉ có thể dịch ý chứ không thể dịch toàn văn nguyên tác?

Những
kinh văn do Rajiva chuyển dịch, được lưu truyền rộng rãi nhất gồm: “Kinh
kim cương”, “Kinh diệu pháp liên hoa”, “Kinh Duy Ma Cật sở
thuyết”. Không ít người từng chuyển dịch những cuốn kinh này.
Ví như “Kinh kim cương” có tới bảy bản dịch, trong đó có cả bản dịch
của Huyền Trang. Trình độ tiếng Hán của ngài Huyển Trang chắc chắn cao hơn
Rajiva, vậy tại sao, bản dịch của Rajiva lại có sức sống mãnh liệt hơn cả?

Người
đời sau bình xét về cuốn “Thực tưởng luận” mà chàng viết theo yêu cầu
của vua Diêu Hưng như sau: “Ngôn từ trau chuốt, không cần sửa đổi, hành
văn uyển chuyển, dễ hiểu, dễ cảm”. Điều này vẫn chưa đủ để chứng
minh trình độ Hán ngữ của chàng ư? Sở dĩ chàng chú trọng việc dịch lấy ý tứ, là
vì chàng hiểu rằng đối tượng truyền pháp mà chàng hướng đến là đông đảo
quần chúng nhân dân. Huyền Trang dịch kinh trong vòng hai mươi năm, tổng số
kinh văn mà ngài chuyển dịch lên đến hơn một ngàn ba trăm cuốn. Thời gian dịch
thuật của Rajiva ngắn ngủi, số lượng kinh văn chàng dịch chỉ có hơn ba trăm
cuốn. Nhưng những kinh văn Rajiva chuyển dịch đều được quảng đại quần chúng tìm
đọc tại các ngôi chùa ở thế kỷ XXI, trong khi ngài Huyền Trang chỉ có bộ
“Tâm kinh” là được nhiều người biết đến. Bởi vì, kinh văn mà Huyền
Trang chuyển dịch đều là những kinh văn ở tầm lý luận rất cao, chỉ có những
người chuyên ngành nghiên cứu về Phật giáo mới tìm đọc. Có câu: nhạc cao ít
người họa, người ta thường ngại đọc những gì quá cao siêu, xưa nay đều
vậy.

Chàng
đã hoàn toàn thấu suốt chân lý này, nên rất đỗi phấn chấn, lập tức ngồi vào
bàn, cầm bút, bắt đầu chuốt lại những câu chữ khó hiểu. Tôi bóp vai cho chàng,
bỗng nhiên nhớ đến mong muốn bấy lâu của mình.


Rajiva, em có thể nhìn đạo tràng dịch kinh của chàng không? Tôi chưa bao giờ
đến nơi làm việc của chàng. Ở nhà thì không sao, nhưng nếu công khai đến
chùa Thảo Đường, tôi sẽ khó tránh khỏi rơi vào tình huống khó xử. Nhưng
lòng hiếu kỳ như ngọn lửa cứ bùng lên khó cưỡng trong tôi. Đạo tràng dịch kinh
của Rajiva có quy mô lớn nhất vào thời cổ đại, kể cả đạo tràng dịch kinh của
Huyền Trang cũng không thể sáng bằng. Vào thời điểm hưng thịnh nhất, hơn ba
nghìn nhà sư đã đến đây tham gia dịch thuật. Là người nghiên cứu về lịch sử,
nếu tôi được kiểm chứng khung cảnh huy hoàng ấy, điều đó sẽ có ý nghĩa vô cùng
lớn lao.

Chàng
chấm bút lông vào nghiên mực, trầm ngâm giây lát:


Ừ, để ta sắp xếp.

Mấy
ngày sau, bản dịch mới của cuốn “Kinh kim cương được đặt trước mặt tôi.
Đây chính là bản dịch mà tôi đọc được ở thế kỷ XXI. Tôi ngâm nga thưởng thức,
dư vị lắng đọng. Rajiva ngẩng lên, nhìn tôi cười rạng rỡ.


Ngày mai, nàng có thể dậy sớm đến chùa Thảo Đường cùng ta không?

Nỗi
phấn khích khiến tôi tỉnh ngủ từ lúc bốn giờ sáng. Nhưng khi hấy tôi cố gắng
đóng giả một chú tiểu đồng, Rajiva cười ngất, bảo tôi mặc lại y phục của nữ
giới, và khẳng khái nói với tôi rằng, tất cả mọi người đều biết tôi là vợ
chàng, nên không cần phải giấu giấu giếm giếm. Thực ra, tôi cũng hiểu, phụ nữ
mãi là phụ nữ, dù cải trang thế nào cũng không thể giống đàn ông. Những cô gái
giả trai trong các bộ phim truyền hình cổ trang, khán giả chỉ nhìn qua cũng có
thể nhận ra ngay, chỉ có nhân vật trong phim, vì yêu cầu của kịch bản nên mới
vờ như không nhận ra mà thôi.

Thế
nên, tôi quyết định ăn mặc như thường ngày để đến chùa Thảo Đường cùng
chàng. Các tăng nhân nhìn thấy tôi không khỏi kinh ngạc, nhưng họ không
gây ồn ào. Chàng sắp xếp cho tôi một vị trí tương đối khuất, nhưng có thể quan
sát rõ ràng mọi hoạt động diễn ra trong đại điện. Tôi cảm thấy hơi bồn chồn,
xuất hiện giữa bao nhiêu tăng nhân thế này, có gây điều tiếng gì không?

Rajiva
mỉm cười lắc đầu, ý rằng tôi không cần phải lo lắng. Thời gian của buổi tụng
kinh đã đến, các đệ tử lần lượt tiến vào đại điện. Chỗ ngồi của tôi tuy khá
khuất dạng, nhưng vì là người phụ nữ duy nhất, nên thu hút nhiều sự chú ý.

Không
lâu sau, các nhà sư bắt đầu chụm đầu to nhỏ, những lời bàn tán xôn xao. Tôi bối
rối, liếc nhìn Rajiva, nhưng chàng vẫn bình thản, điềm tĩnh đối diện với hơn
một nghìn đệ tử.

Tiếng
chuông báo giờ tụng kinh bắt đầu vang lên, Rajiva đứng dậy, chắp tay vái
các đệ tử:


Phu nhân ta hôm nay đến tham quan đạo tràng dịch kinh, xin các vị chớ ngạc
nhiên… Rajiva hiểu rằng các vị lấy làm khó hiểu và bất mãn về chuyện này,
nhưng ta không muốn biện bạch gì nhiều. Ta và phu nhân đã trải qua mấy chục năm
dâu bể, đến nay vẫn kề vai sát cánh bên nhau, ấy là do nghiệt duyên từ kiếp
trước. Rajiva cảm thấy muôn phần hổ thẹn, ngày sau tất sẽ cùng phu nhân về nơi
địa ngục, đặng trả món nợ trong kiếp này.

Chàng
ngẩng lên, đưa mắt nhìn khắp lượt chúng tăng, nở nụ cười an nhiên, cất giọng
trầm bổng:


Tuy vậy, những tri thức mà Rajiva lĩnh hội và giác ngộ được trong suốt mấy mươi
năm thờ phụng Phật tổ vẫn đáng để các tăng sĩ Trung Nguyên học tập. Giống như
hoa sen trong bùn lầy, các vị hãy chuyên tâm hái hoa và không chạm đến bùn nhơ
là được.

Những
lời này của chàng đã khiến chúng tăng cảm động. Tăng Triệu cùng các đệ tử khác,
bước lên, chắp tay, vái Rajiva, và đồng thanh:


Đệ tử xin nghe lời thầy dạy!

Rajiva
nhìn khắp lượt các đệ tử, cất cao giọng:


Gần đây, đông đảo các tăng nhân người Hán đến vườn Tiêu Dao xin được bái
ta làm thầy. Hôm nay ta xin tuyên bố trước mặt các vị: Các vị đến đây xin học
đạo, Rajiva dốc sức truyền dạy. Nhưng thân ta nặng nghiệp chướng, các vị không
cần thụ lễ một cách chính thức. Ngoài tám người đã làm lễ bái sư là: Tăng
Triệu, Trúc Đạo Sinh, Đạo Dung, Tăng Duệ, Đạo Hằng, Đàm Ảnh, Tuệ Quán, Tuệ
Nghiêm, Rajiva sẽ không thu nhận thêm đệ tử.


tăng đồng loạt kêu lên:


Thưa thầy! Rajiva khẽ lắc đầu:


Lòng ta đã quyết, đừng khuyên ngăn vô ích, chuẩn bị vào buổi tụng kinh.

Rajiva
đưa mắt về phía tôi, tôi nhìn chàng, mỉm cười thanh thản. Chàng khẽ gật đầu,
hướng dẫn mọi người thực hiện bài tụng kinh buổi sớm. Sau khi giờ tụng kinh kết
thúc, mọi người cùng dùng bữa sáng, sau đó bắt đầu công việc dịch thuật.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.