Đức Phật Và Nàng

Đức Phật Và Nàng – Chương 87



Rất lâu sau đó chúng tôi mới bình tĩnh trở lại. Chàng mở thư của con
trai ra đọc một lần nữa, lúc ngẩng lên, vẻ mặt đầy căng thẳng:

– Ngải Tình, lần này, nàng chỉ ở lại được nửa năm thôi ư? Tôi gật đầu nặng nhọc, tôi định mấy hôm nữa mới nói cho chàng, nào ngờ nhóc Rajiva
đã làm lộ chuyện. Mắt chàng sẫm tối, chàng đứng lên, bước đến bên cửa
sổ, ánh mắt viễn du trên hàng thông bên ngoài, trầm ngâm rất lâu.

Lòng tôi buồn rười rượi, tôi đâu muốn chỉ ở bên chàng nửa năm ngắn
ngủi? Nhưng, ngay cả khoảng thời gian ngắn ngủi này, tôi cũng đã phải cố công lấy trộm của ông trời. Tôi lại gần chàng, gọi khẽ:

– Rajiva…

Chàng quay đầu lại, nét âu sầu trong đáy mắt đã tan biến, chàng nở nụ cười hồn hậu, ôm vai tôi, chúng tôi mỉm cười, cùng nhau ngắm nhìn những cây thông kiên cường trong gió tuyết:

– Phật tổ đoái thương đã cho vợ chồng mình gặp lại nhau, ta vô cùng
biết ơn người, không còn mong cầu gì hơn nữa. Nửa năm cũng đủ rồi…

Tôi cũng cười. Đúng vậy, những nửa năm kia mà! Chỉ cần chúng tôi
trân trọng từng khoảnh khắc trong suốt nửa năm ấy, chúng tôi có thể sống vui vẻ và hạnh phúc bằng mấy mươi năm thời gian, không phải sao? Tôi
ngả đầu vào vai chàng, cảm nhận niềm hạnh phúc và mãn nguyện trào dâng
trong lòng. Trái tim, trở nên êm như lụa.

Chúng tôi tựa vai nhau được một lúc, bỗng chàng quay lại hỏi tôi:

– Ngải Tình, bênh huyết hư của nàng vẫn cần uống thuốc mỗi ngày ư?
Thằng nhóc Rajiva, sao lại kể mọi chuyện trong thư cơ chứ!
Sớm biết như vậy, tôi đã đọc trước để thẩm tra rồi.

Không muốn chàng lo lắng, tôi chỉ trả lời qua loa:

– Em không sao! Em có mang theo một đơn thuốc điều trị bệnh huyết hư, chỉ cần thuốc thang đều đặn là ổn.

Tôi lấy đơn thuốc mà Chinh Viễn đã in ra giấy, đưa cho Rajiva, chàng
đọc tỉ mỉ, gật gù khen bài thuốc hay. Chàng ngồi xuống chép lại, đưa bản giấy in cho tôi cất đi, sau đó mang theo đơn thuốc ra ngoài.

Lúc chàng về phòng, tôi tiếp tục kể chuyện nhóc Rajiva cho chàng
nghe, từng chi tiết một, không để sót bất cứ điều gì, ngoại trừ căn bệnh máu trắng bẩm sinh và cuộc phẫu thuật cấy ghép tủy của bé. Chàng lắng
nghe như uống từng lời. Nghe đến đoạn con trai bộc lộ tài năng và sự
chín chắn thiên bẩm, chàng vui mừng, gật đầu khen ngợi. Nghe đến đoạn
con trai nghịch ngợm, tinh ranh, chàng chau mày, lắc đầu phì cười.

Mãi đến lúc bóng người trong căn phòng trở nên mờ ảo, chúng tôi mới
nhận ra trời đã tối. Đệ tử của chàng mang thuốc đã sắc và bữa tối đến.
Chàng nghiêm nghị ép tôi uống thuốc và ăn hết thức ăn. Tôi muốn kể tiếp
cho chàng nghe, nhưng chàng mỉm cười lắc đầu.

– Ngải Tình, muộn rồi, đi ngủ thôi. Con trai dặn dò ta phải để tâm
việc ăn cơm, uống thuốc đúng giờ giấc của nàng hàng ngày và không được
để nàng thức khuya. Chàng mỉm cười dịu dàng:

– Ta phải thay con trai, chăm sóc nàng thật chu đáo.

Chương
87: Hạnh phúc ngọt ngào

Những
dịu dàng, ve vuốt êm ái cứ mãi nấn ná trên trán tôi. Lúc hé mắt trong cơn ngái
ngủ mơ hồ, tôi bắt gặp đôi mắt màu xám nhạt gần mình trong gang tấc. Ánh sáng
ngập đầy căn phòng, nụ cười ngọt ngào của chàng tỏa rạng trên môi, chàng
đang chăm chú “thưởng thức” tôi. Tiếng chim kêu ríu rít, giòn tan ngoài
cửa sổ, bóng nắng rực rỡ này nhắc tôi rằng, bình minh đã qua từ lâu. Má tôi
nóng ran, đây là lần đầu tiên kể từ khi sinh nhóc Rajiva, tôi dậy muộn thế này.
Đã bao lâu rồi, không được ngon giấc như vậy? Tôi đánh răng, rửa mặt và dùng
bữa sáng cùng chàng. Có tiếng gõ cửa và một giọng nói cung kính vang lên:


Thưa thầy, Bệ hạ cho người báo tin, sau nửa canh giờ nữa, ngài sẽ đến đây.

Tôi
mỉm cười vì biết chắc nhà vua sẽ đến. Ngài quả là con người thấu tình đạt lý,
nên mới dành cho chúng tôi hai ngày trọn vẹn vừa qua. Rajiva mở cửa bước ra,
giọng nói cung kính lại cất lên:


Bệ hạ còn bảo, ngài rất muốn gặp… gặp… sư mẫu.

Từ
“sư mẫu” phát ra thật khó khăn, sau rất nhiều ngập ngừng, do dự, ấp úng và gắng
gượng. Tôi cười trừ, tiếp tục gấp gọn chăn đệm.


Tăng Triệu, theo ta vào trong. Rajiva khẽ thở dài. Tôi ngạc nhiên hướng mắt ra
cửa. Hai ngày qua, mỗi khi đệ tử của chàng mang đồ đến cho chúng tôi, chàng đều
đích thân ra ngoài nhận, không cho phép bất cứ ai vào phòng.

Nhà
sư trẻ tuổi bối rối bước vào và dừng chân tại nơi ánh mặt trời xuyên qua ô cửa
sổ, đầu cúi thấp. Tôi quan sát và đoán nhà sư trẻ này chưa đến hai mươi tuổi,
gương mặt thanh tú, nho nhã, vóc dáng gầy gò, trong nắng mai rực rỡ, người đó
giống như một trang giấy trắng, tinh khôi.


Ngải Tình, đây là đại đệ tử của ta, tên gọi Tăng Triệu.

Rajiva
bước đến bên tôi và giới thiệu nhà sư trẻ.

Tôi
gật đầu, tôi biết nhà sư này. Sau khi đến Trường An, Rajiva đã thu nhận ba ngàn
đệ tử, đều là những nhân tài. Trong đó, những người tài giỏi bậc nhất được mệnh
danh là “Thập môn tứ thánh”[1], “Bát tuấn”[2] hay “Thập triết”[3]. Tăng Triệu
luôn ở vị trí số một. Trong số các đệ tử người Hán, Tăng Triệu là người đi theo
Rajiva nhiều năm nhất, cũng là người được truyền dạy nhiều nhất. Tặng Triệu để
lại bốn cuốn luận xuất sắc, được người đời sau tập hợp lại trong quyển “Triệu
luận” – là cuốn kinh văn quan trọng của phái Tam luận tông. Chỉ tiếc rằng, Tăng
Triệu qua đời rất sớm (năm ba mươi mốt tuổi), nếu không vị sư trẻ này còn có
thể gặt hái được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa.

[1]
Bốn đệ tử xuất sắc nhất của Kumarajiva.

[2]
Tám đệ tử tài giỏi nhất trong pháp hội của Kumarajiva.

[3]
Mười đệ tử thông minh trí tuệ nhất của Kumarajiva.

Tôi
đang mải quan sát vị sư trẻ tuổi, tài giỏi, thì nghe Rajiva nói khẽ:


Cẩu Nhi, con hãy quỳ lạy sư mẫu như quỳ lạy mẹ mình, vì chính sư mẫu đã cứu
sống con.

Cả
tôi và Tăng Triệu đều bàng hoàng ngẩng lên. Tôi kinh ngạc nhìn nhà sư trẻ nho
nhã, hiền hậu này, không còn chút dấu vết nào của hình hài chú bé con năm xưa
trên tay tôi nữa. Cẩu Nhi ư? Tăng Triệu chính là bé Cẩu Nhi tôi nhận nuôi năm
xưa ư?


Thưa thầy!

Tăng
Triệu dường như đã mất bình tĩnh, giọng run run:


Cô ấy, cô ấy chính là sư mẫu mà người ngày đêm mong nhớ? Chính là sư mẫu năm
xưa đã nhận lời kí thác của mẹ con đã cứu mạng và nhận nuôi con lúc nạn đói
hoành hành ở thành Guzang?

Rajiva
gật đầu khẳng định:


Bởi vậy, người khác có thể không nhận sư mẫu, nhưng con thì không được.


Sư mẫu!

Tăng
Triệu đột nhiên quỳ sụp xuống và bật khóc:


Cẩu Nhi lạy tạ ơn đức của sư mẫu. Nếu không có người, con đã bỏ mạng cùng cha
mẹ trong trận đói năm ấy, đâu thể theo thầy học đạo như bây giờ.

Nước
mắt chứa chan, tôi vội đỡ Tăng Triệu đứng dậy, năm nay cậu đã mười tám tuổi.
Sau khi tôi đi, Rajiva đã nuôi dưỡng và nhận cậu làm đệ tử. Vậy nên, mặc dù là
người trẻ nhất trong số mười đệ tử ưu tú của Rajiva, nhưng Tăng Triệu lại là đệ
tử được Rajiva truyền dạy nhiều nhất. Mười sáu năm sớm tối nương tựa vào nhau,
hai người không chỉ có tình thầy trò, mà còn có cả tình cha con.

Hàn
huyên với Tăng Triệu được đôi câu, thì chúng tôi hay tin Diêu Hưng sắp tới nơi.
Rajiva nắm tay tôi bước ra ngoài sau hai ngày giam chân trong phòng. Từ
lúc gặp chàng, tôi như người mất hồn, chẳng để tâm mình đang ở đâu,
chỉ lờ mờ nhớ rằng, sau cuộc hội ngộ trong chùa Thảo Đường, chàng dìu tôi đi chừng
mười lăm phút thì tới nơi này. Như vậy, nơi ở của chàng cách chùa không xa lắm,
có điều tôi chắc chắn rằng chàng không sống trong chùa.

Tôi
nheo mắt ngắm nhìn dinh cơ này trong nắng trưa chói chang, đó là một khu vườn
rộng lớn và trang nhã, nửa này của hoa viên là hàng tùng bách cao vút, nửa kia
là những cây lạp mai[4], hoa cỏ muôn màu đua nhau khoe sắc. Đúng vào mùa hoa
lạp mai nở rộ, hương thơm ngan ngát, đằm đượm, thấm vào tận buồng tim lá
phổi. Giữa vườn là một hồ nước nhân tạo nhỏ xinh, ven hồ là kiến trúc vọng đình
được xây trên một ngọn núi giả. Chạy dọc hoa viên là dãy nhà chính năm gian
được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống với ngói chồng và chiếu
nghỉ, cột trụ dầm xà được điêu khắc và trang trí hoa văn hết sức tinh tế, hai
dãy nhà ngang ở hai bên cũng rất trang nhã, hoa lệ.

[4]
Lạp mai, tiếng Nhật gọi là Roubai, tiếng Anh là: Wintersweet, hoa lạp mai nở
vào mùa đông, cánh hoa trong như là sáp nến, mùi thơm dìu dịu, thoang thoảng.

Người hầu đang hối hả quét dọn, các nhà sư tấp nập ra vào, thấy chàng nắm tay
tôi, ai nấy đều tỏ ra kinh ngạc. Rajiva căn dặn người hầu gọi tôi là phu nhân,
lại nhắc nhở các đệ tử gọi tôi là sư mẫu. Theo sự sắp xếp của chàng, từ nay mọi
việc trong nhà sẽ do tôi cai quản. Sau đó, chàng đưa tôi đến phòng khách trong
dãy nhà chính. Giữa phòng bày một sạp gỗ lớn với các họa tiết khá cầu kì, hai
bên là các sạp gỗ nhỏ và bàn trà. Tượng Phật tổ được đặt trên một chiếc bàn
dài, hương thơm của gỗ đàn hương vấn vít tỏa lan khiến bầu không khí trở nên
thanh khiết, êm dịu.

Bao
năm bên nhau, đây là lần đầu tiên tôi được sống cùng chàng ở một nơi sang trọng
như vậy. Truyện kể về chàng viết rằng, chàng “không sống trong chùa
cùng các sư sãi khác, mà ở nhà riêng, có người hầu kẻ hạ, sung túc, đủ đầy”.
Diêu Hưng quả đã biệt đãi chàng.

Nhắc
đến Diêu Hưng chợt nhớ lại một chuyện, tôi khẽ hỏi Rajiva: – Hôm đó, trên
đại điện chùa Thảo Đường, lúc chàng đi về phía em, Diêu Hưng đã ngăn chàng lại.
Sau đó, chàng đã nói gì với nhà vua?

Rajiva
tủm tỉm cười, ghé sát tai tôi, thầm thì:


Có hai đứa bé cứ nhảy múa trên vai ta, hãy ban cho ta một thiếu nữ.

Tôi
gần như nghẹt thở, đưa tay lên bịt miệng, mắt tròn xoe nhìn chàng:


Chàng… chàng… vì sao lại nói vậy? Chàng mỉm cười bình thản: – Nếu ta không nói
như vậy, theo nàng, sử sách có thể được sửa lại không?

Tôi
không biết phải trả lời ra sao. Quả thực, dù chàng có nói gì với Diêu Hưng
chăng nữa, cũng chẳng thể thay đổi những ghi chép “đáng sợ” kia. Biết vậy,
nhưng trong lòng tôi vẫn không nguôi tấm tức. Tuy nhiên, thấy chàng dường như
xem chuyện đó nhẹ tựa lông hồng, tôi cũng thấy bình tâm. Đúng thế, chàng nói gì cũng không quan trọng nữa, vì dù sao người đời sau cũng sẽ ghi
chép như vậy, bận lòng làm chi nữa?

Tăng
Triệu bước vào, thông báo Diêu Hưng chuẩn bị tới nơi. Rajiva gật đầu, dẫn chúng
tôi ra ngoài cổng nghênh đón. Tiếng chân người, tiếng vó ngựa, tiếng bánh xe
lộc cộc rầm rộ vang lên, cả một đội quân đông đảo đi theo hộ tống hai, ba cỗ xe
ngựa. Ở giữa là cỗ xe màu vàng lóng lánh, hoa lệ. Khi xe dừng trước cổng, các
thái giám đon đả chạy lại, rước Diêu Hưng xuống xe.

Rajiva
cung kính cúi chào, nếu theo đúng quy tắc mà tôi được học thì trong trường hợp
này, tôi phải quỳ lạy nhà vua. Trong lúc còn đang bối rối không biết nên ứng xử
ra sao, tôi nhận được tín hiệu từ Rajiva, nên chỉ cúi đầu hành lễ. Diêu Hưng
chắp tay vái chào Rajiva, và không quên đưa mắt về phía tôi. Qua cái nhìn của
ngài, tôi nhận ra rằng, ngài không hề nhớ đã từng gặp tôi trước đó.

Ngài
ngự trên ghế cao trong phòng khách, Tăng Triệu dâng trà. Diêu Hưng cười vui vẻ:


Chẳng hay chuyến viếng thăm của trẫm có làm phiền quốc sư không?

Ngài
đưa mắt về phía tôi, lời nói đầy hàm ý:


Trẫm nghe nói, hôm đó, sau khi đưa cô gái này đi, quốc sư hai ngày liền không
rời khỏi phòng.

Rajiva
mỉm cười, gật đầu đáp:


Bệ hạ có biết khi còn ở Lương Châu, bần tăng từng có vợ?


Trẫm nghe nói, phu nhân của quốc sư tuy là công chúa Khâu Tử nhưng lại là
người Hán. Đó là một cô gái hiền thục, đoan trang, tài trí hơn người. Mười sáu
năm trước mang thai, nhưng không may mất sớm. Ánh mắt Rajiva trôi
nhẹ về phía tôi, rồi chàng khẽ thở dài, cất giọng thâm trầm:


Rajiva và vợ vốn là duyên trời định, trải qua mấy mươi năm dâu bể, cứ ngỡ chỉ
có thể gặp lại nhau nơi địa ngục. Chẳng ngờ, Phật tổ đoái thương, ban cho bần
tăng cơ hội được gặp lại vợ mình, bần tăng không mong cầu gì hơn.

Diêu
Hưng hoàn toàn bị bất ngờ, ngài quay sang quan sát tôi kỹ hơn:


Chả trách đang lúc giảng kinh mà quốc sư hành động lạ lùng như vậy. Thì ra vì
tướng mạo của cung nữ này giống hệt phu nhân của quốc sư. Quốc sư quả là người
nặng tình nặng nghĩa, bao nhiêu năm vẫn không nguôi nhớ nhung vợ hiền, trẫm lấy
làm cảm phục.

Tôi
há hốc miệng vì ngỡ ngàng. Trí tưởng tượng của Diêu Hưng thật phong phú. Rajiva
chỉ mỉm cười, không nói, ý chừng muốn để mặc nhà vua thoải mái với những suy
đoán của mình. Diêu Hưng tiếp tục:


Nếu năm đó phu nhân quốc sư có thể sinh hạ quý tử, thì bây giờ công tử của quốc
sư đã là một trang nam nhi phong độ ngời ngời, giống hệt quốc sư. Cứ nghĩ như
vậy, trẫm lại khôn nguôi tiếc nuối.

Chúng
tôi nhìn nhau, không biết phải trả lời ra sao. Diêu Hưng bắt gặp ánh mắt chúng
tôi giao nhau thì bật cười ha hả:


Mừng thay quốc sư là người nhìn xa trông rộng, thần cơ diệu toán. Chẳng bao lâu
nữa quốc sư sẽ được đón một cặp song sinh, thật đáng chúc mừng!

Rajiva
tỏ ra bối rối, chắp tay thưa rằng:


Những lời phỏng đoán của bần tăng lúc trước là sai lầm. Đến nay bần tăng mới
biết, vợ mình mắc bệnh nặng, e là không thể sinh nở được nữa.

Diêu
Hưng ngỡ ngàng, lắc đầu:


Nếu vậy thì thật đáng tiếc.

Nhà
vua nhấp một ngụm trà, suy nghĩ một lát rồi tiếp tục:


Quốc sư hãy để trẫm sắp xếp.

Tôi
giật mình, ý của nhà vua là ngài sẽ tặng cho Rajiva mười cung nữ ư? Đây là sự
thật lịch sử, chẳng thế thay đổi, vậy đến lúc đó, tôi phải ứng xử ra sao?

Rajiva
lắc đầu:


Bệ hạ chẳng nên bận lòng, bần tăng tuổi tác đã cao, vả lại bần tăng còn việc
quan trọng hơn phải hoàn thành.

Diêu
Hưng tỏ ra ngạc nhiên:


Ngoài việc giảng đạo và thu nhận đệ tử, quốc sư còn việc gì quan trọng hơn nữa?

Rajiva
thong thả dạo bước, nghiêm trang đáp:


Phật pháp được truyền bá vào Trung Nguyên bắt đầu từ thời Hán Minh Đế. Sau thời
Ngụy Tấn, các bộ kinh luận ngày càng xuất hiện nhiều. Nhưng kinh văn tiếng Hán
hầu hết đều được dịch bởi các nhà sư Thiên Trúc và Tây vực. Hành văn trúc trắc,
không lưu loát, ngữ nghĩa còn nhiều sai sót, và phần lớn đều chưa truyền đạt
được hết cái tinh túy của bản gốc tiếng Phạn. Người dân Trung Nguyên khó mà
tiếp nhận và lĩnh hội được những kinh văn ấy. Bần tăng sinh sống ở Trung Nguyên nhiều năm và đã nghiên cứu không ít thư tịch bằng chữ Hán. Bần tăng muốn
chuyển dịch tất cả các cuốn kinh, luật, luận sử tiếng Phạn sang tiếng Hán, từ
đó góp phần truyền bá rộng rãi giáo lý Phật giáo trên mảnh đất Trung Nguyên
rộng lớn này.

Diêu
Hưng càng nghe càng phấn khởi, nhà vua hào hứng vỗ tay tán thưởng:


Hay lắm! Quốc sư tinh thông cả tiếng Phạn lẫn tiếng Hán, chắc chắn sẽ là dịch
gỉa kinh Phật số một. Chi bằng quốc sư hãy lập ra đạo tràng dịch thuật trong
chùa Thảo Đường, trẫm hứa sẽ trợ giúp quốc sư toàn bộ kinh phí.


Đạo tràng dịch thuật cần được tổ chức nghiêm ngặt, và cần sự đóng góp công sức
của rất nhiều người. Hai mươi tư đệ tử Khâu Tử có thể giúp bần tăng phần
kinh văn tiếng Phạn, nhưng số các tăng sĩ người Hán có đủ năng lực trợ giúp bần
tăng dịch kinh Phật hiện chỉ có một mình Tăng Triệu, chỉ e, sức một người không
thể cáng đáng số lượng công việc lớn như vậy.


Chuyện đó có gì khó!

Cặp
mắt Diêu Hưng phát sáng, nhà vua gật gù nói: – Trẫm sẽ lập tức hạ chỉ, chiêu mộ
tăng sĩ tài giỏi từ khắp nơi tề tựu về đây, bái quốc sư làm thầy, trợ giúp quốc
sư dịch thuật kinh Phật.

Sau
khi Diêu Hưng ra về thì buổi chiều hôm đó, chúng tôi vui mừng đón tiếp đại sư
Buddhayassa. Tiếng Hán của ngài không trôi chảy, nên ngài đã mất rất
nhiều công sức để đến được chùa Thảo Đường. Trước đó, tôi đã kể cho Rajiva nghe
chuyện tôi gặp đại sư trên đường đi. Chàng vui mừng khôn tả khi hay tin “người
bạn tri kỷ” sắp tới Trường An trợ giúp chàng dịch thuật kinh văn. Hơn hai mươi
năm mới gặp lại, họ có rất nhiều điều muốn nói với nhau. Tôi để hai người được
thoải mái chuyện trò, hàn huyên, còn mình thì tập làm quen với nơi ở mới dưới
sự hướng dẫn của Tăng Triệu.

Tôi
dạo quanh một lượt khu nhà, gặp ai Tăng Triệu cũng dừng lại, nghiêm nghị giới
thiệu với họ tôi là ai. Khi gặp lại tôi, các đệ tử Khâu Tử của Rajiva đều
nhận ra tôi. Mặc dù vô cùng kinh ngạc, nhưng họ vẫn tỏ ra rất mực cung kính với
tôi. Tôi cũng không muốn giải thích gì nhiều, chỉ mỉm cười nói với họ rằng, tôi
vừa từ nhà mẹ đẻ trở về.


Rajiva, chàng mệt không?

Tôi
đặt thêm lên bàn một chạc đèn gồm ba cây nến, dùng kéo cắt bỏ đầu bấc đã cháy
đen. Căn phòng sáng lên rất nhiều, nhưng vẫn không thế so sánh với bóng đèn
thời hiện đại. Nhìn bóng tôi và chàng quấn quít trên rèm cửa sổ, chợt nhớ đến
câu thơ của Lý Thương Ẩn: “Bao giờ chung bóng song Tây, Còn bao nhiêu chuyện
núi này mưa đêm”[5].

[5]
Câu thơ trong bài “Dạ vũ ký bắc” (Đêm mưa gửi người phương Bắc), bản dịch của
Tương Như.

Lòng
chợt thấy ấm áp lạ.


Ta không mệt.

Chàng chấm đầu bút lông vào nghiên mực, tiếp tục công việc viết lách, nhưng
chốc chốc lại đưa tay lên dụi mắt. Ngồi cách bàn viết càng xa, mắt chàng càng nheo lại.


Chàng dừng lại một lát đã.

Tôi
dịu dàng lên tiếng, lôi trong ba lô ra chiếc kính lão, đeo lên mắt chàng.

Chàng kinh ngạc nhìn cuốn tập trước mặt, nhấc lên đặt xuống kiểm tra vài lần,
khóe môi vẽ một đường cong đẹp mắt, quay lại hỏi tôi:


Đây là thứ gì vậy? Vì sao đeo vào lại có thể thấy rõ như thế?

Chàng
đeo kính nhìn rất lạ, giống hệt các vị giáo sư uyên bác trong trường đại học.
Rajiva về già giống cha chàng như đúc. Tôi thầm cảm thán: sức mạnh di truyền
mới thật lớn lao làm sao!


Thứ này gọi là kính lão, dành cho người nhiều tuổi, mắt kém. Chiếc kính này ứng
dụng nguyên lý quang học, có thể giúp mắt chàng khôi phục khả năng tập trung.
Người cao tuổi nơi em sống đều đeo kính này khi đọc sách hay viết chữ. Chàng
chưa kịp tán tụng, tôi đã thở dài:


Em mang theo kính lão hai độ, là loại kính mà những người tầm năm mươi tuổi
thường đeo, nhưng không chắc dã chính xác, tốt nhất chàng nên đến bệnh viện để
đo mắt và kính. Nhưng tiếc là, chàng không đến đó được…

Chàng
không đáp, chỉ mỉm cười hiền từ, các nếp nhăn nơi đuôi mắt, trên trán, khóe môi
và trên cổ chàng được dịp “khoe mình”. Nhưng những dấu vết khắc nghiệt của thời
gian ấy không làm mất đi vẻ nho nhã ở chàng. Khí chất thoát tục từ con người
chàng đã thăng hoa tựa vò rượu quý ủ qua nhiều năm tháng, hương thơm,
theo thời gian, càng thêm nồng nàn, khiến người ta say đắm, khiến người ta ngất
ngây. Gương mặt từng trải ấy, tôi nhìn ngắm bao nhiêu cũng không thấy chán.

Chàng
“hào phóng” để mặc tôi nhìn ngắm, không đỏ mặt như hồi trẻ nữa. Nhưng thấy tôi
không có ý định kết thúc cuộc “thưởng lãm”, chàng buồn cười, định đưa tay ra
kéo tôi sát lại.


Đúng rồi, em còn món đồ này nữa. Tôi cố ý né tránh: – Chàng nhấc chân lên.

Tôi
giúp chàng xỏ đôi tất bằng lông cừu dài đến tận đầu gối, rất dày và ấm. Đây là
loại tất xuất khẩu sang Nga, mấy trăm nghìn một đôi, tôi đã mua liền một lúc
mấy chục đôi.


Chàng thấy ấm không? Mùa đông đi tất này sẽ không bị nứt nẻ nữa.


Ừ.

Chàng
ngẩng lên nhìn tôi, bật cười:


Thật không ngờ ta lại được sử dụng đồ vật của một nghìn năm sau.

Tôi
còn mang theo mấy chục hộp lưỡi dao lam, mười mấy chiếc dao cạo râu. Khi Tuyết
Tuyết nhìn thấy chiếc ba lô to uỳnh của tôi, cô bé đã giật mình hoảng hốt. Tôi
đưa tất cả cho Rajiva, chàng mỉm cười, lôi trong tủ ra một vật gì đó được quấn
bọc rất cẩn thận bằng khăn tay. Thì ra là một chiếc dao cạo râu đã gỉ sét, là
chiếc dao mà năm xưa tôi mang cho chàng.

Sống
mũi cay cay, tôi rút khăn tay chấm nước mắt:


Gỉ sét như vậy còn giữ lại làm gì nữa, số dao cạo râu mới này đủ cho chàng dùng
mấy năm liền.

Chàng
không đáp, chỉ lặng lẽ cười, bọc lại cẩn thận rồi cất vào tủ. Chàng xỏ tất lông
cừu, đeo kính lão, kéo tôi vào lòng, xiết chặt eo tôi, vùi đầu vào tóc tôi, hơi
thở ấm áp của chàng phà vào cổ tôi. Tôi khẽ hắng giọng, nhìn cuốn tập trên bàn,
hỏi chàng:


Chàng đang viết gì vậy”


Ta đang viết “Thực tướng luận” theo yêu cầu của Bệ hạ, sách này gồm hai
quyển. Ta viết ròng rã gần một tháng nay, cũng sắp xong rồi. Chàng ghé sát vào
tôi, dịu dàng nói:


Đại tướng Diêu Hiển và Tả tướng Diêu Tung nhiều lần ngỏ ý mời ta đến chùa Đại
Tự ở Trường An thuyết giảng kinh văn mới, đợi sau khi ta hoàn thành cuốn sách
này, chúng ta sẽ lên đường.

Tôi
rất đỗi ngạc nhiên:


Em cũng đi ư?


Tất nhiên rồi!

Chàng
vẫn xiết chặt eo tôi, đặt một nụ hôn lên cổ tôi:


Trong nửa năm nàng ở đây, ta không muốn xa nàng một ngày nào cả.

Chàng
tháo kính, đặt lên bàn, sau đó bế tôi lên:


Con trai căn dặn ta phải giám sát việc thuốc thang và nghỉ ngơi của nàng mỗi
ngày.

Chàng
đặt tôi lên giường, hơi thở gấp gáp:


Ta già mất rồi, sắp bế không nổi nàng nữa.

Tôi
vội vã an ủi:


Tại em mập lên đấy.

Chàng
đổ người lên mình tôi, cười rạng rỡ: – Đúng là nặng hơn đôi chút…

Đại
sư Buddhayassa chỉ ở lại với chúng tôi một buổi tối, sau đó ngài dọn đến chùa
Thảo Đường, vì không cầm theo hết số kinh văn tiếng Phạn, Rajiva phải nhờ đại
sự Buddhayssa chép lại cuốn “Thập trụ kinh”, để sau khi chàng từ Trường An trở
về, hai người sẽ cùng nhau nghiên cứu và phiên dịch cuốn kinh này.

Đại
sư Buddhayassa không tỏ thái độ bài xích cuộc sống vợ chồng của tôi và
Rajiva, nhưng tôi biết, ngài rất khó chấp nhận. Tuy nhiên, cả tôi và
chàng lâu nay đã không còn bận tâm đến việc người khác đánh giá về chúng
tôi ra sao. Chúng tôi đâu còn thời gian để bận lòng về việc đó, thời gian dành
để tận hưởng dư vị hạnh phúc mà chúng tôi đang có còn chẳng đủ nữa là.

Trung
tuần tháng ba dương lịch, hoa đào nở rộ. Sắc hồng rực rỡ phủ kín cả khu vườn.
Gió xuân thổi qua các cành cây, những cánh hoa cuộn bay trong không trung, la
đà đậu khẽ trên bờ vai gầy guộc của chàng. Chàng nhìn tôi, nụ cười rạng rỡ giữa
trời hoa bay, thần thái ấy hệt như một tiên ông giữa chốn bồng lai tiên cảnh.

Chàng
chìa tay về phía tôi:

– Chúng ta đi Trường
An nào…


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.