Khang Kiều

Khang Kiều – Chương 20: Năm 1998 – 2000 (02)



Căn nhà được dành cho Khang Kiều và Nghê Hải Đường rất đẹp. Nhà chia làm ba tầng, tường sơn màu trắng hồng, nóc nhà hình tròn màu xanh
dương, cửa chớp màu vàng be, bên trong không thiếu thứ gì. Ở trong căn
nhà đó, Khang Kiều nhìn thấy những thứ mà anh Tiểu Phàn hay say mê kể:
Ti vi, tủ lạnh, máy sấy tóc và một số thứ đồ mới mẻ mà cô không gọi được thành tên.

Căn nhà xinh đẹp được ngăn cách với bên
ngoài bằng hàng rào trắng và cây cối, tạo thành một khu vực độc lập.
Đứng trên ban công, Nghê Hải Đường chỉ tay về căn nhà bị cây cối vây kín chỉ còn hở đúng cái chóp nhọn màu vàng phát sáng, như nói cho cô nghe
lại như đang tự lẩm bẩm: “Mẹ muốn sống trong đó hơn”.

Về sau, Khang Kiều mới biết đó là biệt thự của nhà họ Hoắc, chỉ khi nào
vào trong đó sống mới được mọi người công nhận địa vị của mình.

Ngày nào cũng có những người đặc biệt tới mang đồ ăn và đồ dùng cho họ.
Những câu cô nghe nhiều nhất hằng ngày chính là lời cảnh cáo của Nghê
Hải Đường: “Khang Kiều, ở yên trong này, không được phép đi đâu hết”.

Sau rất nhiều ngày vô công rồi nghề, vào một buổi trưa, Khang Kiều len lút
chuồn ra ngoài, tay cô vừa chạm lên cánh cửa hàng rào, thì bị một giọng
quát làm giật mình.

Dọa cô chính là người làm phụ
trách mang cơm cho cô hằng ngày. Rõ ràng cũng tóc đen, da vàng giống như cô vậy mà cứ nhất quyết dùng thứ tiếng Mã Lai để nói chuyện. Dường như
cảm thấy mình đang “đàn gảy tai trâu”, chị ta dứt khoát dùng một thứ
ngôn ngữ khác mà Khang Kiều quen thuộc, cảnh cáo cô phải ở yên trong
này.

Đó là lần đầu tiên Khang Kiều nghe thấy danh xưng “con riêng”.

“Này đứa con riêng, tốt nhất mày hãy cầu nguyện cho đứa bé trong bụng mẹ mày là của ngài Hoắc, có biết là ngài Hoắc đã chuẩn bị bao tải đầy đủ rồi
không.” Người làm mặc đồ màu trắng bồi thêm một câu: “Có biết bao tải
dùng để làm gì không?”.

Khang Kiều lắc đầu.

“Bao tải dùng để đựng người. Một khi xác minh đứa bé kia không phải của ngài Hoắc, ba mẹ con mày sẽ bị cho vào trong bao tải rồi ném xuống biển cho
cá ăn.” Chị ta ghê tởm nói: “Mày có biết chuyện mẹ mày làm khiến ngài
Hoắc mất mặt dường nào không? Mày có biết hành vi của mẹ mày khiến thiếu gia Liên Ngao đã liên tục bốn ngày nay không nhận được thoại của ngài
Hoắc rồi không, không những thế, thiếu gia Liên Ngao còn hủy cả kế hoạch về dịp hè này”.

Khang Kiều không nhớ hết được những
lời của người làm, điều duy nhất cô nhớ là bao tải thường xuyên khiến cô gặp ác mộng, và thiếu gia Liên Ngao mà chị ta nhắc tới. Ý thức mơ hồ
tồn tại một suy nghĩ, có vẻ như vị thiếu gia đó mà giận dữ thì rất nhiều người gặp chuyện chẳng lành.

Kể từ ngày ấy, Khang
Kiều không còn ý định rời khỏi nhà nữa. Nghê Hải Đường ngày nào cũng
tranh thủ chút thời gian để dạy cô vài câu tiếng Mã Lai và một số từ
tiếng Anh đơn giản.

Vào một buổi chiều nọ, sau khi
ngủ trưa tỉnh dậy, Khang Kiều phát hiện Nghê Hải Đường nằm bên cạnh
mình, thứ to như quả dưa hấu dưới lớp áo trắng rộng thùng thình còn như
biết thở.

Cô tò mò ghé tai lại, vài giây sau Khang
Kiều hét lên. Cô lay lay Nghê Hải Đường, phấn khích như vừa phát hiện ra chuyện gì thần kỳ lắm: “Mẹ ơi, bụng mẹ biết động đậy”.

Buổi chiều đó Khang Kiều nhớ được một câu nói: “Khang Kiều, thứ vừa động đậy vừa rồi có lẽ là em trai con, cũng có thể là em gái con. Dù là em trai
hay em gái đều là người có chung dòng máu với con. Sau này bất luận hai
đứa cách nhau bao xa, cho dù một ngày kia mẹ không còn nữa, nhưng dòng
máu trong người vẫn sẽ gắn chặt hai đứa lại với nhau. Như vậy, hai đứa
sẽ không còn cô đơn. Đây chính là tình nghĩa tay chân, chị em ruột
thịt”.

Đầu tháng chín, Nghê Hải Đường hạ sinh một bé
trai. Cùng ngày đó, Hoắc Chính Khải tuyên bố thành công tranh cử được
chứng hội trưởng.

Hôm ấy, Khang Kiều và Nghê Hải
Đường cùng đứa bé vừa chào đời cô độc ở trong một phòng bệnh sang trọng, không có lời chúc phúc, không có bất kỳ ai tới thăm họ.

Một tháng sau, bác sỹ tiến hành xét nghiệm AND cho đứa bé và Hoắc Chính
Khải. Nghe nói ngày có kết quả hóa nghiệm, tối đó, Hoắc Chính Khải đã
ngồi nguyên trong phòng tranh của vợ cũ suốt cả đêm.

Ba ngày sau, Khang Kiều nhìn thấy Hoắc Chính Khải, dưới cái nắng oi ả, trong mái đình nghỉ mát kiểu Ả Rập.

Xung quanh um tùm chuối tây, một người Ả Rập mặc áo dài giơ ngang cánh tay,
một con chim ưng sa mạc đậu trên cánh tay người đó. Một người mặc quần
áo kiểu Trung Sơn màu trắng hơi cúi người trêu con chim ưng, con chim
trông có vẻ mang tính xâm chiếm lại tỏ ra thuần phục trước động tác của
người đàn ông.

Khi Nghê Hải Đường rụt rè gọi một
tiếng “ngài Hoắc”, ông ta quay mặt lại. Đó là một người khoảng bốn mươi
tuổi, cao lớn tuấn tú, trông giống như những nhà lãnh đạo hay cầm binh
đánh trận.

Bấy giờ ánh mắt ông ta mới hờ hững chuyển sang phía họ.

Nghê Hải Đường bế con đứng đó. Khang Kiều đứng bên trái bà. Cũng chỉ lướt
qua một cái nhẹ nhàng, ánh mắt người đàn ông đã chuyển từ Nghê Hải Đường sang Khang Kiều.

Đó là lần đầu tiên kể từ khi hiểu
chuyện, Khang Kiều cảm thấy ánh mắt một người có thể khiến người ta muốn ẩn nấp, còn khó chịu hơn cả những người khinh thường cô trong thôn.

Len lén trốn ra sau lưng Nghê Hải Đường, sau khi bị bà trộm véo một cái, cô lại thò ra một nửa khuôn mặt. Theo lời dặn dò của Nghê Hải Đường lúc
trước, cô chào một tiếng “Chú Hoắc”.

“Khang Kiều phải không?” Ông ta cười khẽ, cơ thể vượt qua người đàn ông Ả Rập tới trước mặt, đứng nhìn cô.

Dòng mồ hôi mỏng dính túa ra từ chân tóc mai của Khang Kiều. Cô đờ đẫn đứng đó, mu bàn tay lại bị véo thêm cái nữa.

“Dạ vâng, con tên Khang Kiều, tên của con được lấy từ bài thơ Tạm biệt
Khang Kiều của Từ Chí Ma.” Khang Kiều một lần nữa học thuộc theo những
lời Nghê Hải Đường dạy.

Người đàn ông gật đầu: “Tên hay”.

“Cảm ơn chú.” Câu này do Khang Kiều tự nói, từ nhỏ bà ngoại đã dạy cô khi nhận được lời khen của người khác thì phải cảm ơn.

Ánh mắt người đàn ông ôn hòa hơn một chút: “Nhớ kỹ, sau này lớn lên đừng
giống như mẹ con, vì nếu giống như mẹ con thì con không xứng với cái tên này. Nếu con là một cô gái ngoan thì sẽ có một ngày con hiểu những gì
ta nói”.

Cô như hiểu như không, vô thức tìm Nghê Hải Đường, từ góc độ này, Khang Kiều chỉ có thể nhìn thấy góc cằm nhọn hoắt của bà.

Nói xong câu đó, người đàn ông đi về phía người quản gia, sau đó vỗ vai.

“Ngài Hoắc, tôi sẽ sắp xếp mọi việc ổn thỏa.” Quản gia cung kính khép nép.

Lúc này, Nghê Hải Đường dịch chuyển lên trước vài bước, giữ khoảng cách tầm chục bước chân với người đàn ông kia, giọng nói lí nhí như con thú nhỏ
bị kinh hãi: “Ông không xem thằng bé sao? Họ bảo mắt nó giống ông”.

Lúc này Khang Kiều mới nhớ ra, ánh mắt người đàn ông chưa một lần nào dừng lại trên đứa bé.

Người đàn ông không vì câu nói của Nghê Hải Đường mà quay đầu lại, lạnh nhạt
như đối xử với một người mới gặp lần đầu: “Sau này đừng nói với tôi bằng giọng đó, hãy nghĩ lại hành vi của bà, chất giọng đó đi với hành động
của bà chỉ càng khiến người ta ghê tởm”.

Nói xong, người đàn ông ngạo nghễ bỏ đi.

Về sau, Khang Kiều vô tình biết được chuyện Nghê Hải Đường từng quyến rũ
Hoắc Chính Khải: Sau ba mối quan hệ dây dưa, bà giành được cơ hội ngàn
năm có một để xuất hiện trong buổi dạ hội long trọng. Bà chọn phương
pháp trái tự nhiên, trang điểm thật đẹp, từ đầu tới cuối cúi gằm mặt,
mặc quần áo tầm thường đứng bên cạnh vô số những cô gái trẻ diêm dúa,
được Hoắc Chính Khải chọn ngay lập tức, trở thành bạn nhảy của ông ta
đêm đó, rồi lại trong một thời gian cực ngắn, dựa vào vẻ mặt vô tội đáng thương để lên được xe của Hoắc Chính Khải.

Sau khi
gặp Hoắc Chính Khải xong, Khang Kiều cùng Nghê Hải Đường dọn tới một căn nhà còn to đẹp hơn. Họ có người phục vụ riêng, A Xảo và A Chân biết nói tiếng Trung lưu loát, có tài xế riêng và có bảo mẫu chăm sóc đứa bé.

Cuối tháng mười, lần đầu tiên Khang Kiều cũng Nghê Hải Đường rời khỏi căn
nhà đó, ngồi lên chiếc xe cao cấp tới trung tâm bách hóa. Nghê Hải Đường nói với cô rằng trung tâm bách hóa trong thành phố này 80% đều là của
nhà họ Hoắc. Sau khi rời khỏi trung tâm bách hóa, họ đã xách trong tay
túi lớn, túi nhỏ.

Khi chiếc xe đi ngang qua quảng
trường trung ương thành phố, Khang Kiều nhìn thấy trên tấm biển cực đại
có vẽ chân dung của Hoắc Chính Khải. Ông và vài người đàn ông mặc quần
áo người Hoa đứng chung với nhau. Nghê Hải Đường nói với cô rằng người
đứng giữa chính là lãnh đạo của đất nước.

Brunei là
quốc gia quân chủ chuyên chế, cao nhất là quốc vương. Người dân ở đây
gọi quốc vương là Sudan, được đứng chung với Sudan tại quảng trường
trung tâm là một vinh dự lớn lao. Tổ tiên trước kia của nhà họ Hoắc cũng là một trong những công thần trong việc gây dựng độc lập Brunei, chính
vì vậy, nhà họ Hoắc giữ mối quan hệ hòa hảo với nhiều đời Sudan của
Brunei.

Chiếc xe vòng qua quảng trường, men theo con
đường nhựa tuyệt đẹp trở về tòa nhà màu trắng hồng. Đây là lần đầu tiên
Khang Kiều vào bằng cửa chính, cũng là lần đầu cô nhìn rõ toàn cảnh khu
nhà. Suy nghĩ trong lòng cô lúc đó là: Nó đẹp như một hoàng cung vậy.

Đó là tòa nhà có kiến trúc Ả Rập kinh điển, tường màu trắng hồng, cửa lớn
và cửa sổ sơn vàng, nóc nhà hình tròn sơn màu xanh dương, chỗ nào cũng
có thể nhìn thấy những cây gỗ to lớn xanh mướt.

Cánh cửa lớn từ từ mở ra, người bảo vệ mặc cảnh phục cung kích đứng nghiêm.

“Khang Kiều, có cảm thấy mình giống một công chúa không?” Chất giọng vui vẻ
của Nghê Hải Đường khiến ánh mắt Khang Kiều đang nhìn ra ngoài bỗng quay vào trong.

Khang Kiều im lặng. Cô bỗng nhớ cậu nhóc
bị để ở nhà rồi. Sáng sớm nay cô nhận ra nó lại lớn thêm một chút, đó là em trai cô đấy.

Cô thầm gọi một tiếng “em trai”. Cậu nhóc nhe răng cười với cô, cười hở cả lợi, rất đáng yêu, đễn nỗi cô
cũng bớt đau lòng vì bà ngoại hơn.

Có điều, Khang
Kiều không biết gọi cậu nhóc là gì. Về câu hỏi này, Nghê Hải Đường trả
lời: “Đợi đi, tới lúc đó, mẹ sẽ để em trai con có một cái tên đẹp như
Liên Ngao”.

Lúc này, cái tên “Liên Ngao” đã không còn xa lạ với Khang Kiều nữa.

Hoắc Liên Ngao, con của Hoắc Chính Khải và vợ cũ. Theo tục lệ, con của nhà
họ Hoắc khi được tròn nửa tuổi sẽ được đưa tới trước Sudan, sau đó được
ba người có học vấn nhất Hoàng thất đặt tên cho đứa bé. Nghe nói tên
Hoắc Liên Ngao được cả Hoàng thất khen ngợi. Họ nói đứa trẻ đó đẹp như
một con búp bê sứ, nên gọi là Liên Ngao.

Liên Ngao đại diện cho một người vừa có phong thái, vừa có sức quyến rũ.

Đáng tiếc là sau khi sinh Hoắc Liên Ngao, sức khỏe vợ cũ của Hoắc Chính Khải yếu hẳn đi. Năm Hoắc Liên Ngao ba tuổi, mẹ anh qua đời.

Về sau, Hoắc Chính Khải theo lời căn dặn của vợ trước khi chết, đưa Hoắc
Liên Ngao còn non nớt sang Mỹ sống cùng bà ngoại. Từ năm sáu tuổi, hè
nào Hoắc Liên Ngao cũng từ Mỹ bay về Brunei. Nhưng năm nay là ngoại lệ.

Theo lời kể của đám người làm, mẹ của Hoắc Liên Ngao là một người đẹp như
tiên, không chỉ đẹp mà còn dịu dàng, đằm thắm, đối xử với ai cũng tốt.
Chính vì vậy, Nghê Hải Đường mới không được nhà họ Hoắc ưa. Cho dù bà
thường xuyên giành phần hơn cho họ nhưng khi nói về bà họ vẫn tỏ ra
khinh miệt.

Cậu nhóc nhà cô được nửa tuổi là tháng ba năm 1999.

Xuân hạ thu đông dường như chẳng liên quan tới quốc gia Brunei này. Nhưng
trong lòn Khang Kiều, tháng ba giống như mùa vạn vật phục sinh. Cô hy
vọng mùa xuân này, em trai cô sẽ có tên của mình.

Mọi việc chẳng như kỳ vọng của Nghê Hải Đường.

Hôm đó, Khang Kiều còn nhớ rất rõ mọi chuyện. Trong nghi thức nửa tuổi của
đứa bé, Hoắc Chính Khải xuất hiện rất muộn. Nghê Hải Đường nhắc tới
chuyện đặt tên cho nó, ngữ khí còn khá dè dặt: “Chính Khải, chuyện tên
của con…”.

“Muốn đứa bé có một cái tên đẹp như Liên Ngao sao?” Tâm trạng của Hoắc Chính Khải có vẻ không tệ.

Nghê Hải Đường buông tay đứng thẳng. Hoắc Chính Khải bật cười, quay mặt về
phía Khang Kiều, gọi cô một tiếng. Vài giây sau, cô phản ứng lại, vội vã đáp lời: “Dạ, thưa chú Hoắc”.

Hoắc Chính Khải giơ tay về về phía cậu nhóc hôm nay mặc như một hoàng tử: “Tên của cậu nhóc do con đặt, được không?”.

Trong khoảnh khắc, lòng Khang Kiều như nở hoa. Cho dù biết việc đặt tên cho
đứa bé không thể rơi vào mình, nhưng những lúc rảnh rỗi cô vẫn hay nghĩ
đủ các loại tên cho em trai. Gọi là gì hay đây?

Nghĩ một cái rồi lại cái khác, cứ nghĩ đi nghĩ lại.

Trong lúc hí hứng, cô buột miệng nói ra một cái tên.

“Tiểu Phàn?”

“Vâng, Tiểu Phàn. Anh trai hàng xóm ở quê cũ của con tên Tiểu Phàn, thành tích tốt, đối xử lịch sự, các thầy trong thôn đều yêu quý.” Lúc đó Khang
Kiều ăn nói rất lưu loát, liền một mạch.

Thật ra gọi
cậu nhóc là Tiểu Phàn cũng có chút ích kỷ. Cô rất nhớ anh Tiểu Phàn hay
trêu cô khi trước, ở đây chẳng có ai nói chuyện với cô cả.

“Thế nên con cảm thấy một đứa bé tên là Tiểu Phàn nhất định sẽ thông minh, được mọi người quý mến?” Hoắc Chính Khải hỏi cô.

Khang Kiều kích động gật đầu, chính là như vậy.

“Vậy thì nghe theo Khang Kiều, gọi là Tiểu Phàn.” Hoắc Chính Khải nhìn đồng hồ rồi đứng lên.

“Ông không bế nó chút sao?” Nghê Hải Đường gọi giật lại.

Hôm đó, Hoắc Chính Khải vẫn chưa bế Hoắc Tiểu Phàn. Nghê Hải Đường đứng đó nhìn theo bóng Hoắc Chính Khải dần xa, rồi biến mất.

Đám người làm đứng bên ôm miệng cười. Cảm giác nụ cười đó không có ý tốt,
Khang Kiều vô thức muốn kéo tay Nghê Hải Đường. Cô vừa chạm vào thì bà
đã hất mạnh ra, dùng tiếng Hải Nam mắng cô: “Ngu như lợn!”.

Sau này lớn lên, Khang Kiều mới hiểu, thế giới trong mắt người lớn và trẻ con hoàn toàn khác biệt…


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.